Thiết kế kiến trúc chùa Việt, giúp mang lại một nét kiến trúc truyền thống đặc trưng của người dân Việt Nam được thể hiện ở dưới đây:
+ Phần mái chùa: triền mái thẳng, không cong, nhưng hơi hếch lên ở góc của mái, phần mái lớn chiếm 2/3 chiều cao của mặt đứng công trình, góc mái giúp làm cong uốn ngược, còn được gọi là đao quật. Ở trên mái có sự xuất hiện của những hình ảnh con giống đều được làm từ đất nung hoặc vữa truyền thống, còn ở các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái được gắn với con kìm (cá chép hóa rồng, rồng,…) ở 2 phần đầu bờ nóc,…. Có hệ thống mái đỡ hiên được làm bằng cây kẻ, bẩy, mái thường được lợp với ngói mũi hài, kiểu 4 mái hoặc 8 mái cong.
+ Cột chùa: Cột chùa thường tròn to mập, có phình ở giữa, có chân, chống đỡ sức nặng của cả một công trình to lớn. Cột chùa thường có một cái, cột con và cột hiên, chùa thường có các vì được nối với nhau bằng các xà.
+ Cửa chùa: phần cửa chùa thường được làm từ gỗ tự nhiên với nhiều kiểu dáng khác nhau, là loại cửa bức bàn hoặc loại cửa thượng song hạ bản, ngưỡng cửa cây cao, phần cửa ra vào thường rộng lớn hơn còn cửa sổ nhỏ hơn.
Tổng quan kiến trúc chùa tại Việt Nam
Chùa chính là một trong những công trình xây dựng khá lớn, có khỉ đây là một quần thể kiến trúc mang tính tâm linh của người Việt. Việc xây dựng chính là một trong những công việc hết sức trọng đại, đặc biệt tại các làng quê Việt Nam. Trước khi xây dựng chùa, người ta cần lựa chọn đất tốt, hướng tốt theo quan niệm phong thủy và ngày giờ tốt.
Tại Việt Nam chùa thường được xây dựng với những chất liệu tốt và quen thuộc như: gỗ, tre, gạch, ngói,….. chi phí xây dựng, tôn tạo chùa phần lớn đều do các dân cư sinh sống nơi đây quyên góp và phần lớn đều được ghi nhận tên tuổi của những người công đức trên các bảng danh sách được khắc ghi bằng đá hoặc bằng đồ sành, sứ trên các bình hoa, chân đèn, bát hương,….
0 nhận xét:
Đăng nhận xét