Sofa luôn là sản phẩm nội thất được ưu tiên cân nhắc lựa chọn để trang trí cho không gian chung của gia đình. Không chỉ đại diện cho sự sang trọng và tinh tế của gia chủ, sofa còn tạo cảm giác thư giãn và thoái mái cho người sử dụng. Tuy nhiên, giữa muôn vàn chất liệu cấu tạo nên bề mặt của sản phẩm nội thất này, bạn đã biết được sự khác biệt của từng chất liệu này chưa?
Hãy cùng điểm qua một số loại chất liệu được sử dụng phổ biến để tạo nên bề mặt của chiếc sofa nhé.
Chất liệu vải bố
Vải bố được làm từ sợi cotton đan xen nhau, bề mặt thô, chắc, thân thiện với môi trường, với gam màu chính là màu nâu, xám, tạo cảm giác gần gũi và ấm áp cho không gian được trang trí. Nhờ sự đa dạng về màu sắc mà các sản phẩm bằng chất liệu vải bố ngày càng được ưa chuộng và xuất hiện phổ biến trong những không gian mang phong cách hiện đại.
Mặc dù vải bố có nhiều ưu điểm như độ bền và chắc chắn cao, không dễ bị rách hoặc mục nát, khả năng giữ màu, giá thành tương đối hợp lý cho người sử dụng. Tuy nhiện khuyết điểm lớn nhất lại là khả năng thấm hút cao. Với khuyết điểm này, nếu không được qua xử lý chống thấm, bề mặt chất liệu sẽ dễ bám bẩn, bị sờn phần nhiều trong quá trình sử dụng.
Chất liệu vải nhung
Vải nhung là loại vải có chất liệu mềm mịn được dệt từ các sợi tổng hợp. Ghế sofa được bọc vải nhung mang đến cảm giác quyến rũ và sang trọng cho người sử dụng. Các tông màu của vải nhung cũng khá nổi bật và thu hút ánh nhìn, phù hợp với nhiều không gian nội thất từ truyền thống cho đến cách tân, hiện đại.
Hầu như các ghế sofa chất liệu này thường bền và dày dặn, bề mặt vải có lớp lông mịn tăng sự thoải mái cho người dùng. Tuy vậy, bề mặt này cũng khiến sản phẩm dễ bị bám bẩn, bám bụi, khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, giá tiền của sofa bọc bằng chất liệu nhung cũng không hề rẻ khi so sánh với các sofa được làm từ các chất liệu khác.
Chất liệu da thật
Chất liệu da luôn đại diện cho sự cao cấp tại mọi không gian nó xuất hiện.
Dù có độ bền khá cao, vẻ ngoài sang trọng, ưu điểm là dễ lau chùi do bề mặc khá trơn và ít thấm hút. Thế nhưng, các sản phẩm nội thất bằng da lại rất mất nhiều công sức để vệ sinh và chăm sóc do cấu tạo và xuất xứ từ da thật của động vật.
Để sản phẩm giữ được hình dáng, bạn cần phải tìm hiểu kỹ càng về đặc điểm của từng loại da. Cần đặt sản phẩm tại các không gian thoáng mát thích hợp và phải vệ sinh bằng các dung dịch tấy rửa chuyên dụng.
Chất liệu simili
Chất liệu Simili là chất liêu giả da, có cấu tạo từ sợi polyester và có những tấm vải lót, thường được dệt kim, qua các công đoạn xử lý, định hình và tạo các vân trên bề mặt của sản phẩm. Là chất liệu giả da nên simili có ưu điểm về giá thành rẻ hơn chất liệu da thật, đa dạng màu sắc, dễ phối hợp với nhiều không gian trang trí khác nhau.
Khả năng chống nước cao, dễ lau chùi là một trong những điểm nổi bật khiến chất liệu simili được yêu thích. Tuy nhiên, chất liệu này thường có độ bền kém hơn, sản phẩm có mùi hơi nồng và gắt khi mới sử dụng.
Các chất liệu giả da
Chất liệu giả da, thường được gọi là da PU hay da công nghiệp, được làm từ nhựa hoặc các vật liệu nhựa vinyl, có nhiều lợi ích và có thể được sử dụng tương tự như da thật trong đa phần trường hợp. Các sản phẩm trang trí nội thất như sofa được bọc giả da cũng mang đến cảm giác sang trọng không kém so với da thật.
Với giá thành không quá cao, sản phẩm sofa từ giả da ít phai màu, chống bẩn. Không chỉ vậy, da công nghiệp rất dễ làm sạch chỉ bằng một chiếc khăn mềm và nước ấm. Da công nghiệp không duy trì độ ẩm, vì vậy bạn không cần lo lắng về các vấn đề vệ sinh và chăm sóc. Thế nhưng, cũng như chất liệu simili, độ bền và mùi gắt cũng chính là khuyết điểm của chất liệu này.
Các chất liệu kể trên là những chất liệu phổ biến làm nên bề mặt tiếp xúc của ghế sofa. Tùy vào sở thích sử dụng khác nhau mà bạn có thể chọn lựa sản phẩm có chất liệu phù hợp với không gian phòng khách của mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét